GIỎ HÀNG
TÀI KHOẢN

This is custom content

Quy trình sản xuất bia

1. xử lý nguồn nước

2. Chuẩn bị nguyên liệu

3. Nấu man và lọc bã

4. Thêm hoa bia

5. Kết lắng (Lắng trong)

6. Làm sạch và bổ sung men

7. Công đoạn ủ

8. Công đoạn lọc trong

9. Chiết rót và đóng gói

10. Xử lý nước thải

1. xử lý nguồn nước

- Lọc ban đầu và khử cứng: Quá trình này giúp loại bỏ những cặn bẩn không tan trong nước để nước đạt độ trong tối thiểu cần thiết và giúp loại bỏ một phần màu sắc, mùi vị và các chất ô nhiễm hữu cơ khác. Nước tiếp tục trải qua quá trình khử cứng để tiếp tục loại bỏ hoản toàn các ion gây ra từ độ cứng như canxi và magie.

- Lọc tinh khiết RO: Hệ thống sử dụng màng lọc RO với kích thước 0.0001 micro, nước sau khi lọc qua màng sẽ đạt độ tinh khiết cao, loại bỏ toàn bộ các cặn bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật và tạp chất trong nước. Hệ thống này giữ lại những tạp chất trước màng và giúp bạn có được nguồn nước trong lành và tinh khiết nhất theo chuẩn của Bộ Y tế.

2. Chuẩn bị nguyên liệu

- Xử lý & nghiền Malt: Hạt ngũ cốc sẽ được sấy khô để lưu giữ lượng enzym cần thiết và đưa vào quá trình nghiền. Malt được nghiền, dập nhỏ bằng thiết bị chuyên dùng thành các mảnh nhỏ (không quá mịn) nhằm tăng bề mặt tiếp xúc với nước để thúc đẩy quá trình đường hóa và thủy phân nhanh hơn. Hỗn hợp nguyên liệu đã nghiền nhỏ và nước gọi là Hèm (cháo).

3. Nấu man và lọc bã

- Nấu Malt (đường hóa): Sau khi nguyên liệu được nghiền, chúng được phối trộn với nước theo tỷ lệ nhất định và đưa vào quá trình đường hóa tạo thành chất chiết của dịch đường. Dịch hỗn hợp thu được sau đường hóa được gọi là dịch hèm. Lọc dịch hèm là quá trình loại bỏ phần bã Malt và thu lại phần dịch đường để tiếp tục cho các quá trình tiếp theo. 

4. Thêm hoa bia

- Nấu hoa bia là quá trình đun sôi dịch đường với hoa bia (houblon) nhằm trích ly các thành phần chất tan của hoa bia vào dịch đường. Hiện tại, quá trình nấu bia tại Việt Nam chủ yếu sử dụng hoa bia khô (hops), hoa bia khô thuận tiện hơn trong quá trình bảo quản và sử dụng. Ba thành phần quan trọng của hoa bia ảnh hưởng đến chất lượng của bia bao gồm các chất thơm, các chất đắng và Polyphenol (tăng khả năng giữ bọt và màu sắc cho bia). 

5. Kết lắng (Lắng trong)

- Sau khi hoa bia được bổ sung vào dịch malt, quá trình nấu sôi tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định để các thành phần của hoa bia được chiết xuất và kết hợp với dịch đường. Sau khi bổ sung hoa bia, lắng trong dịch đường là một bước quan trọng để loại bỏ các chất rắn có thể gây trở ngại cho quá trình lên men (sử dụng thiết bị Whirlpool).

6. Làm sạch và bổ sung men

- Sau khi lọc, dịch được bơm vào bồn làm lạnh để làm giảm nhiệt độ xuống khoảng 10-15 độ C (để đảm bảo sự tinh khiết và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn), men bia được thêm vào bồn và quá trình lên men bắt đầu. Men bia sẽ tiêu hóa đường trong dịch bia để tạo ra cồn và khí CO2, tạo nên hương vị và tạo bọt cho bia. 

7. Công đoạn ủ

- Sau khi bia được làm lạnh, bia được đưa vào bồn ủ, trong đó men bia được thêm vào để kích thích quá trình lên men. Bia được ủ ở nhiệt độ thấp, thường từ 4 đến 10 độ C, trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào loại bia và phong cách ủ của từng nhà máy hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

8. Công đoạn lọc trong

- Sau khi quá trình lên men kết thúc, bia chứa nhiều tế bào men, protein, bã cám và các hợp chất khác. Việc lọc nhằm loại bỏ các tế bào men và các hợp chất rắn khác để tạo ra một sản phẩm bia trong suốt, trong khi vẫn giữ lại độ đục, màu sắc, hương vị và chất lượng của bia.

9. Chiết rót và đóng gói

- Quá trình chiết rót: Trong quá trình chiết rót, bia cần được xử lý và bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và giữ cho bia không bị ôxy hóa, gây ảnh hưởng đến chất lượng bia. Để đảm bảo sự vệ sinh và an toàn của bia, bia thường được xử lý nhiệt để tiêu diệt các vi sinh vật và các tạp chất có thể có trong sản phẩm. Với hệ thống hiện đại được nhập khẩu đồng bộ, quá trình chiết rót bia luôn được kiểm soát để loại bỏ hoàn toàn oxy trong lon/ chai. Để loại bỏ oxy, các nhà máy có thể chiết rót trong môi trường được kiểm soát không có oxy hoặc sử dụng phương pháp bơm CO2 áp suất cao để loại bỏ phần oxy còn lại trong lon/chai.

10. xử lý nước thải

- Quy trình xử lý nước thải của một nhà máy sản xuất bia thường bao gồm các bước Tách rắn, Xử lý sinh học, Xử lý hóa học, Lọc, Khử trùng. Sau khi qua quy trình xử lý, nước được đưa trở lại môi trường hoặc sử dụng lại trong sản xuất. Quy trình xử lý nước thải giúp giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường và bảo vệ nguồn nước sạch.

Website của chúng tôi sử dụng cookie để đảm bảo khách hàng có trải ngiệm tốt nhất: 

BẠN ĐÃ ĐỦ 18 TUỔI CHƯA

BẠN ĐÃ ĐỦ 18 TUỔI CHƯA

Bạn phải đủ 18 tuổi nếu truy cập vào trang này.


Khi bạn xác nhận đủ 18 tuổi (I'm OVER 18) đồng nghĩa với việc bạn đủ tuổi uống rượu bia hợp pháp.


VINAKEN yêu cầu bạn xác nhận độ tuổi nhằm mục đích đảm bảo khách hàng có trách nhiệm trong hành vi uống rượu bia của mình.
Nếu chưa đủ 18 tuổi vui lòng ghé thăm trang web của chúng tôi khi bạn đủ 18 tuổi.
Xin cảm ơn!